

Cách lựa chọn amply
Trên thị trường Việt Nam hiện tại có rất nhiều loại ampli, từ bán dẫn cho đến bóng đèn, từ second-hand cũ kỹ cho đến các loại ampli đời mới hào nhoáng. Để mua được ampli giá bình dân mà chất lượng tốt, bạn cũng cần phải có "mẹo".
Xem hình thức ampli
Hình thức bên ngoài của ampli tương đối dễ kiểm tra. Không nên chọn ampli bị trầy xước nhiều, mặc dù có thể không ảnh hưởng gì đến âm thanh nhưng không được hấp dẫn về thẩm mỹ. Thông thường các đời ampli bình dân mặt trắng đang bán trên thị trường là đời sản xuất đã lâu, cách nay chừng 15-20 năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, ampli mặt trắng, đen hay vàng... cũng không quan trọng, bởi với số tiền "bình dân", các bạn cần xác định mình đi mua âm thanh, chứ không nên đi mua hình thức.
Tuy nhiên, có một số điểm bên ngoài bạn cần chú ý khi kiểm tra, đó là các nút vặn có được đều tay, chặt chẽ hay không, các đầu giắc RCA tín hiệu mòn nhiều hay chưa? Bạn cũng nên lật đáy ampli lên xem. Nếu tấm tôn nơi đáy đã ố màu, không còn bóng sáng, không còn "bảy sắc cầu vồng" hoặc lem nhem mấy vết "hoa tay" thì chắc chắn đó là chiếc ampli đã bị tháo lắp nhiều lần.
Mở bên trong máy, các ampli công suất lớn, chất lượng cao, thuộc dòng "hàng kỹ" thường bao giờ cũng chắc nặng, có bộ biến thế nguồn lớn, tụ lọc nguồn có điện dung cao, chữ in màu nhũ vàng trên thân tụ. Các mạch in cần phải sáng bóng, không bị ố rỉ hoặc xỉn màu. Các linh kiện như tụ trở, con sò phải còn nguyên bản. Bộ sò công suất có tác động khá nhiều đến chất âm và công suất của ampli nên bạn cần kiểm tra kỹ. Các vết hàn "zin" ở chân sò thường tròn, có độ bóng vừa phải, có thể có một ít nhựa hàn lem ra xung quanh. Lưng sò nơi tiếp xúc với cánh tỏa nhiệt bao giờ cũng có một lớp mỡ màu trắng. Nếu sò còn nguyên bản, lớp mỡ này chuyển qua màu hơi vàng, nhẹ và thường hơi khô. Nếu sò đã thay, lớp mỡ thường ướt và trắng trơn.
Thử sức mạnh của ampli
Theo kinh nghiệm, điều đầu tiên bạn cần phải xác định khi nghe ampli là liệu nó có đủ khỏe để đánh được cặp loa bạn đang có hay không. Để kiểm tra sức khỏe của ampli, bạn hãy lắng nghe phần trình diễn tiếng bass. Nếu tiếng bass bị lỏng, bị chậm hay thiếu sức căng, sức nặng, thì ampli này có lẽ không thể đảm nhiệm được công việc đánh chiếc loa của bạn. Tiếng bass yếu là báo hiệu của một chiếc ampli có công suất không đủ với loa.
Một số dấu hiệu khác như: độ động thiếu, âm thanh bị rối nát khi nhạc lên cao trào, nhịp điệu không linh hoạt... cũng chứng tỏ ampli cung cấp dòng điện tín hiệu ra loa không đầy đủ.
Để thử sức mạnh của ampli, trước tiên, bạn hãy nghe thử ở mức âm lượng vừa phải. Chọn bản nhạc có dải động rộng, có thể là một bản nhạc cổ điển với dàn nhạc lớn hoặc nhạc hòa tấu với các đoạn cao trào có guitar bass đi kèm với tiếng trống lớn (kickdrum). Sau khi tai bạn đã quen với mức trung bình, hãy tăng volume để biết giới hạn âm lượng của chiếc ampli này. Để ý xem tiếng bass có vỡ không. Nghe những tiếng trống lớn ở những đĩa nhạc có phần trăm căng mạnh.
Yêu cầu đặt ra là ampli công suất phải thể hiện được sức căng, sự chính xác, tốc độ và chiều sâu khi âm lượng tăng lên. Khi tiếng bass trở nên chậm chạp, ướt át cũng là lúc bạn đã đẩy ampli lên điểm hoạt động giới hạn của nó. Nghe một lúc, bạn sẽ cảm nhận được khi nào ampli bắt đầu xuất hiện vấn đề. Trong những điểm cao trào của âm thanh, liệu ampli có bị lúng túng quá không hay nó vẫn trình diễn một cách bình tĩnh.
Hãy so sánh âm thanh của ampli ở các mức âm lượng cao và thấp. Nghe tiếng của các nhạc cụ hơi của bộ đồng (đặc biệt tiếng kèn trumpet), xem có bị chói chang khi volume lên cao hay không, sân khấu âm thanh có bị rối lúc nhạc lên cao trào hay không...
Theo Nghe Nhìn, một chiếc ampli tốt khi hoạt động gần hết công suất vẫn phải giữ được những cảm giác về không gian, về chiều sâu, về các tâm điểm âm thanh, trong khi vẫn thể hiện được một cách hài hòa, êm ái không khí chung của dàn nhạc. Hơn nữa, công suất đủ sẽ giúp ampli làm việc một cách dễ dàng, âm nhạc sẽ trở nên thú vị, hấp dẫn hơn.
Tất cả những vấn đề về sức mạnh của ampli liên quan đến các yếu tố như công suất ra theo thiết kế của ampli, khả năng cấp dòng điện vào cuộn dây loa, cũng như độ nhạy, trở kháng loa, kích cỡ phóng và mức độ lớn nhỏ của âm thanh bạn muốn nghe. Ngay cả khi không phải khai thác đến mức công suất tối đa thì những ampli khỏe vẫn tạo ra cảm giác về độ động, về khả năng làm việc nhẹ nhàng, tự tin hơn những ampli yếu.
trích từ " sóng âm thanh"
Dây dẫn chất lượng quá kém hoặc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu.
> Dây tín hiệu và dây loa / Dây tín hiệu và dây loa (2)
Vai trò của dây dẫn trong hệ thống âm thanh luôn là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm và tranh luận. Sự khác nhau về chất lượng âm thanh nghe được giữa các dây loa giá hàng nghìn USD so với những sản phẩm giá vài trăm USD phụ thuộc rất nhiều vào "cảm tính" của người nghe. Tuy nhiên, nếu dây dẫn chất lượng quá kém hoặc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu, từ đó làm thay đổi chất lượng âm thanh. Việc chọn mua dây dẫn phù hợp với hệ thống giải trí gia đình vì vậy vẫn quan trọng và rất cần thiết.
![]() |
Chi phí đầu tư cho dây loa có thể rất lớn. Ảnh: Thecableco. |
Với các loại dân dẫn kim loại nói chung, độ thất thoát tín hiệu điện càng lớn khi kích thước dây càng bé, và dây càng dài. Vì vậy, nếu không thể tránh khỏi việc dùng dây loa dài, tăng kích thước dây loa là việc nên làm nhằm giảm thiểu thất thoát trong quá trình truyền tải tín hiệu.
Kích thước dây thường được đo bằng AWG (American Wire Gauge), một đơn vị đo theo tiêu chuẩn Mỹ. Chỉ số AWG được tính theo số lần kéo khối kim loại làm dây qua các khuôn, vì vậy, chỉ số này tỷ lệ nghịch với cỡ dây dẫn. Nói cách khác, AWG càng nhỏ thì dây càng lớn. Theo các nhà sản xuất, khi đường kính dây tăng lên gấp đôi, số AWG giảm xuống sáu đơn vị. Ví dụ, dây có AWG 2 sẽ có kích cỡ to gấp đôi dây có AWG 8.
Bảng tham khảo quy đổi AWG và mm.
AWG |
20 |
16 |
14 |
10 |
6 |
mm |
0.812 |
1.291 |
1.628 |
2.588 |
4.115 |
Để có chất lượng âm thanh tốt, dù vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chất liệu, kết cấu dây... các audiophile đề xuất sử dụng dây cỡ AWG 16 trở xuống, tương đương với đường kính sợi 1,29 mm trở lên, tùy theo chi phí bạn định đầu tư cho dây dẫn.
Trước khi chọn mua, việc tham khảo thông số AWG sản phẩm qua người bán hoặc trên trang web hãng sản xuất là cần thiết, vì đôi khi dây loa thành phẩm không lộ lõi để kiểm tra đường kính.
![]() |
Dây loa bằng vàng Golden Oval của Analysis Plus có giá khoảng 9.600 USD. |
Dây dẫn được gồm hai thành phần, vỏ và lõi dây kim loại. Vỏ vừa có tác dụng cách điện vừa chống nhiễu tín hiệu từ bên ngoài vào bên trong dây, lõi có nhiệm vụ truyền tải tín hiệu xuyên suốt chiều dài sợi dây. Mỗi thành phần đều có những chất liệu và kỹ thuật chế tạo riêng biệt.
Lõi dây thường được làm bằng kim loại nguyên chất hoặc hợp kim của đồng, bạc. Tuy điện trở suất của đồng cao hơn (1,72 microOhm/cm so với 1,59 microOhm/cm của bạc), kim loại này lại rẻ hơn khá nhiều và vì vậy, phổ biến hơn trong công nghiệp sản xuất dây dẫn. Ngoài ra, vàng cũng là một lựa chọn cho vật liệu làm lõi dây. Vàng không dễ bị ôxi hóa như bạc và đồng, nhưng trở suất cao hơn (2,44 microOhm/cm).
Vỏ dây thường không được chú ý nhiều như lõi dây về vật liệu, nhưng cũng góp phần khá quan trọng vào chất lượng dây loa. Hiện tượng hấp thụ năng lượng môi trường của vỏ dây ảnh hưởng đến tín hiệu âm thanh truyền đi. Các loại dây phổ thông thường dùng nhựa rẻ tiền, dây tốt hơn sử dụng polypropylene hoặc teflon. Trên lý thuyết, chân không là chất liệu tốt nhất để làm vỏ, tuy nhiên, thực tế không thể chế tạo được. Vì vậy, có một số nhà sản xuất bơm không khí vào vật liệu để tạo ra lớp vỏ chứa nhiều không khí.
![]() |
Giắc cắm càng cua có diện tích tiếp xúc lớn. Ảnh: Atlascables. |
Giắc cắm là một phần của đường truyền tín hiệu, để giảm thiểu thất thoát có thể, chất lượng giắc cắm cũng là một yếu tố đáng lưu tâm. Tương tự như lõi dây, chất liệu làm giắc cắm cũng có thể là đồng, bạc. Tuy nhiên, là bộ phận tiếp xúc liên tục với không khí trong quá trình sử dụng nên giắc cắm rất dễ bị oxi hóa. Vì vậy, người ta thường phủ một lớp niken hoặc vàng bên ngoài nhằm mục đích tăng độ bền giắc cắm.
Để nối giắc cắm và lõi dây, các nhà sản xuất thường dùng trực tiếp lõi dây làm chất hàn bằng cách sử dụng một dòng điện lớn làm nóng chảy điểm tiếp xúc giữa lõi và giắc cắm.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giắc cắm là tạo ra tiếp xúc rộng và chắc chắn với cọc loa. Vì vậy, có nhiều loại kết nối giắc cắm khác nhau với độ tiện lợi và hiệu quả đa dạng.
![]() |
Dây trần: đơn giản, ít tốn kém, dễ gia công, nhưng yếu và khó thay thế khi lõi để trần bị ôxi hóa. |
![]() |
Giắc pin (mỏ chim): dễ sử dụng hơn dây trần, phù hợp với cả cọc loa dạng kẹp hoặc ổ cắm. Tuy nhiên diện tích tiếp xúc khá nhỏ. |
![]() |
Giắc bắp chuối: khá phổ biến và rất tiện dụng với các cọc loa dạng ổ cắm. |
![]() |
Giắc càng cua: diện tích tiếp xúc tốt nhất trong các loại giắc cắm trên thị trường, được nhiều chuyên gia đề xuất sử dụng. |
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng dây dẫn:
- Độ dài các dây loa trong hệ thống cần bằng nhau. Khác biệt về chiều dài có thể dẫn đến hiện tượng trễ thời gian giữa các loa, hoặc ảnh hưởng khác nhau về điện trở có thể dẫn đến trải nghiệm ‘lệch’, mất sự cân bằng của hệ thống đã được thiết kế tỉ mỉ của nhà sản xuất.
- Có nhiều loại dây loa với hình dạng và màu sắc khác nhau nhằm mục đích phù hợp với nhu cầu của người dùng. Ví dụ, dây loa với kí hiệu CL2 có thể đi âm tường trong thiết kế tại gia. Ký hiệu CL3 chỉ dây loa có thêm nhiều tính năng như chống sốc, chống nhiệt, thích hợp sử dụng cho các hoạt động ngoài trời.
- Do dây dẫn có cấu tạo đơn giản nên việc tự chế dây loa là hoàn toàn có thể. Việc đo đạc chính xác dây loa cần cho nhu cầu cụ thể giúp bạn tiết kiệm được không ít chi phí đầu tư. Hơn nữa, nhiều nhà sản xuất cung cấp cả dây loa thành phẩm (gồm cả bao bì, giắc cắm, và có độ dài cụ thể) và dây loa cuộn với giá cả chênh lệch đáng kể. Nếu tự tin vào chất lượng dây loa do mình làm ra, việc tự chế dây loa cũng rất đáng cân nhắc.
![]() |
10% là số chi phí hợp lý khi đầu tư cho dây dẫn. Ảnh: Multivision-uk. |
Có nhiều ý kiến trái chiều về vai trò của dây loa trong chất lượng âm thanh của dàn hi-fi, và vấn đề này cũng rất đáng quan tâm, vì giá thành của dây loa không hề rẻ. Dù sao, việc đầu tư đúng mức vào dây loa nhìn chung sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Có một công thức mà nhiều audiophile khuyến cáo các "tín đồ" âm thanh sử dụng khi xây dựng dàn hi-fi cho mình, đó là 50% cho thiết bị điện tử (ampli, CD, DAC,...), 40% cho loa và 10% cho dây dẫn (bao gồm cả dây tín hiệu và dây loa).
Nghe là trải nghiệm cá nhân, mỗi người có một cảm nhận khác nhau, vì vậy vẫn có nhiều trường hợp dây đắt tiền nhưng vẫn không cho hiệu quả tốt hơn các dây loa đã cũ, rẻ tiền. Để đề phòng tình huống này, tốt nhất bạn nên mượn thử các dây loa khác nhau cho hệ thống hi-fi của mình trước khi mua. Chỉ khi nào thấy hài lòng mới quyết định ra cửa hàng. Nếu không nhận ra sự khác biệt giữa các loại dây, hãy chọn loại rẻ nhất.
Nguyên Khánh
Thông thường, đầu đọc đơn 1 đĩa có chất lượng tốt hơn, do cơ chế hoạt động của nó đơn giản nhưng lại được thiết kế khá kỹ. Còn đầu đọc nhiều đĩa được sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường bình dân, sử dụng linh kiện chất lượng thấp và được bán với giá cạnh tranh.
![]() |
Đầu đọc SACD D820 của Lindemann. |
Với sự xuất hiện của hai định dạng âm thanh mới là SACD và DVD-Audio cũng như sự phục sinh của đĩa than, nhiều người chơi âm thanh có xu hướng hoài nghi về tương lai của đĩa CD trong vài năm tới. Tuy nhiên, có một thực tế là cả các nhà sản xuất thiết bị âm thanh lẫn các nhà sản xuất chương trình đều đang và sẽ tiếp tục tập trung khai thác thị trường CD truyền thống. Theo số liệu điều tra của tổ chức RIAA, trong tháng 5/2005, toàn nước Mỹ có có tới 756 triệu đĩa CD được bán ra, trong khi đó chỉ có 400.000 đĩa DVD-Audio và 1.300.000 đĩa SACD được người tiêu dùng chấp nhận! Có nghĩa là trong 445 đĩa tiếng được bán trên thị trường thì chỉ có 1 đĩa DVD-A hay SACD, còn lại là đĩa CD. Đây gần như là một tỷ lệ áp đảo tuyệt đối khiến cho người ta vẫn coi CD là "vua" trong thời điểm hiện tại và có lẽ, trong nhiều năm nữa.
Với những ưu thế hiển nhiên của đĩa CD như giá thành rẻ và nhiều chương trình, đầu đọc CD đã trở thành một thiết bị âm thanh không thể thiếu trong mỗi bộ giàn âm thanh gia đình. Bạn có thể dùng đầu đọc DVD hoặc đầu đọc đa năng để chơi đĩa CD, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế. Trong các đầu đọc đa năng, việc thiết kế tích hợp các mạch audio lẫn video trong cùng một bo mạch sẽ gây nên hiện tượng can nhiễu và không thể đem lại chất lượng âm thanh như đầu đọc CD chuyên dụng.
Theo kinh nghiệm của nhiều người chơi âm thanh, một đầu đọc đa năng hay đầu đọc SACD khi được dùng để đọc đĩa CD chỉ mang lại chất lượng âm thanh tương đương với một chiếc đầu đọc CD chuyên dụng có giá tiền chỉ bằng một phần ba hoặc một nửa. Vì vậy, đầu đọc CD vẫn là một sản phẩm hiện đang "hút hàng" và các hãng sản xuất thiết bị âm thanh ngày càng giới thiệu nhiều sản phẩm đầu đọc mới, từ bình dân (low-end) đến cao cấp (hi-end).
Nhưng làm thế nào để lựa chọn một chiếc đầu đọc CD vừa ý? Người tiêu dùng đôi khi lúng túng và mất phương hướng giữa muôn vàn nhãn mác và các lời quảng cáo sản phẩm được phóng đại của những nhà sản xuất. Tuy nhiên, trước khi chọn, người sử dụng nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về đầu đọc CD.
*Meridian 808i Signature |
*Đầu đọc Accuphase DP-55V |
*Chọn mua đầu DVD |
*Cuộc chiến SACD vs DVD-A |
Đầu đọc CD được chia thành hai loại chính, đầu đọc 1 đĩa đơn (single-disc) và đầu đọc nhiều đĩa (multi-disc). Thông thường, những đầu đọc đơn 1 đĩa có chất lượng tốt hơn, do cơ chế hoạt động của nó đơn giản nhưng lại được thiết kế khá kỹ. Hiện nay, hầu như toàn bộ các đầu đọc chất lượng tốt đều là loại cơ đĩa đơn, với những linh kiện được chọn lựa cẩn thận.
Loại đầu đọc nhiều đĩa chủ yếu được sản xuất phục vụ thị trường bình dân và được bán với giá cạnh tranh, nhờ vào thiết kế đơn giản và sử dụng những linh kiện chất lượng thấp. Đa phần các loại đầu multi-disc đều là loại hoạt động theo cơ chế mâm quay. Một mâm đĩa phẳng có thể chứa được từ 3 đến 7 đĩa và nó cho phép người ta có thể vừa nghe nhạc vừa đổi đĩa. Ngoài hai loại trên, còn một loại đầu đọc mega-changers cho phép nạp nhiều loại đĩa (từ 25 đến 400 đĩa CD). Loại đầu đọc này cho phép vừa nghe nhạc, vừa nạp thêm đĩa hoặc thay đĩa trong ổ. Một vài loại đầu đọc mega-changers có chất lượng rất khá.
Lựa chọn loại đầu đọc nào là do sở thích nghe nhạc của bạn. Một số người không quá cầu kỳ trong việc thưởng thức chất lượng âm thanh và thích sự tiện dụng thì sử dụng loại đầu đọc nhiều đĩa hoặc loại mega-changers. Còn những tín đồ audiophile thì lại chọn đầu đọc 1 ổ đĩa. Mặc dù loại đầu đọc này khá bất tiện khi thay đĩa nhưng họ sẵn sàng chấp nhận sự bất tiện đó để đổi lấy chất lượng âm thanh. Thông thường, đầu đọc càng nhiều đĩa thì khả năng tìm kiếm những bài hát, bản nhạc mà bạn ưa thích càng khó. Điều đó lý giải tại sao một số loại đầu đọc dạng mega-changers phải có cổng nối với máy tính để tiện theo dõi danh sách các bản nhạc và duyệt chương trình cho đầu đọc làm việc. Một số đầu đọc loại này còn cho phép down load các thông tin về đĩa (danh mục, nội dung) từ Interrnet, thông qua cổng kết nối với máy tính.
Các bộ phận cơ bản của một đầu đọc CD bao gồm: mạch cấp nguồn, cụm quang học (mắt đọc laser), khối cơ servo (làm dịch chuyển cụm quang học và điều khiển motor quay đĩa); khối vi xử lý trung tâm và mạch hiển thị (display); khối xử lý tín hiệu âm thanh (lọc số, chuyển đổi D/A, khuyếch đại tín hiệu ra 2 kênh...).
Sau khi tín hiệu digital từ đĩa CD được mắt đọc tiếp nhận và qua quá trình xử lý, chuyển đổi, khuyếch đại phức tạp trong đầu đọc, nó trở thành tín hiệu audio được chuyển ra ngoài cho các thiết bị ampli, preampli hoặc receiver thông qua các ngõ ra analog được bố trí ở mặt sau của máy. Thông thường, ngõ ra analog là loại giắc RCA (còn gọi là giắc bông sen). Ngoài ngõ ra analog, phần lớn các đầu đọc CD đều có ngõ ra digital để kết nối với bộ DAC ngoài hoặc các thiết bị có cổng đầu vào tiếp nhận tín hiệu digital như receiver chẳng hạn. Ngõ ra digital cũng thường có hai loại: coaxial (đồng trục) và toslink (quang), trong đó cổng coaxial thường được sử dụng nhiều hơn và cũng mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn. Ngoài các ngõ ra kể trên, một số đầu đọc cao cấp còn có ngõ ra BNC, XLR hay cổng 3 chân AES/EBU. Các ngõ ra này được thiết kế cho những loại dây tín hiệu đặc biệt, làm cho tín hiệu truyền đi đỡ nhiễu hoặc bị suy giảm.
(Còn tiếp)
Tân HuyềnĐể mua được đầu CD tốt, ngoài việc quan sát mặt trước và sau máy, người mua nên kiểm tra các thông số của máy trong catalogue hay qua Internet. Đồng thời, cũng nên tìm hiểu sâu về thiết kế trong máy nếu có thể.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy đầu đọc được thiết kế kỹ lưỡng, chuyên nghiệp là phía sau máy có cổng ballance. Dấu hiệu thứ hai dễ nhận thấy là các đầu đọc cao cấp thường có ổ đĩa dạng top loading nằm ở mặt trên máy hoặc có bộ cơ kết cấu phức tạp, hay hệ thống cố định đĩa để chống lại lực ly tâm trong quá trình mô tơ quay với tốc độ cao. Tất nhiên, dấu hiệu trên cũng chưa hẳn là đúng vì nhiều đầu đọc cao cấp vẫn bố trí ổ đĩa theo kiểu truyền thống. Dấu hiệu thứ ba là những đầu đọc cao cấp khi dùng tay nhấc lên, bạn thường thấy khá nặng do máy có nhiều biến áp và vỏ máy được gia cố để chống rung. Dấu hiệu thứ tư là các đầu đọc có tầng khuếch đại bằng đèn (tube) hoặc khuyếch đại bằng biến thế kết hợp với đèn, thường là những đầu đọc cao cấp.
Ngoài ra, người sử dụng cũng nên tham khảo những thông số của máy trong catalogue hoặc những thông tin mà có thể tìm hiểu được trên Internet. Thông thường, tần số lấy mẫu và số bit càng cao thì chứng tỏ đầu đọc đó xử lý càng tốt. Chẳng hạn một đầu đọc có khả năng upsampling lên tới 192kHz/24 bit sẽ có độ phân giải, độ chính xác tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng chỉ đúng trong phần lớn trường hợp chứ không phải tất cả. Một số đầu đọc 14 bit được sản xuất từ rất lâu vẫn đem lại một thứ âm thanh đặc biệt mà các đầu đọc đời mới chưa chắc đã đạt được.
Tỷ lệ S/N (signal to noise ratio) cũng là một thông số quan trọng. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ đầu đọc càng tốt. Thông thường tỷ lệ này không vượt quá 96dB. Ở một số đầu đọc cao cấp, tỷ lệ này đạt trên 100dB.
*Meridian 808i Signature |
*Đầu đọc Accuphase DP-55V |
*Chọn mua đầu DVD |
*Cuộc chiến SACD vs DVD-A |
Nếu có khả năng tìm hiểu sâu hơn về thiết kế bên trong của máy thì bạn nên chú ý tới kết cấu các khối mạch và linh kiện được sử dụng. Nhiều đầu đọc chất lượng cao được thiết kế theo kiểu mạch cân bằng (hoặc mạch đối xứng) mà qua quan sát có thể dễ dàng nhận thấy. Một đầu đọc chất lượng tốt thường có 2 biến thế nguồn to và nặng, được bọc kim cho 2 mạch đối xứng. Một số đầu đọc sử dụng tới 3 biến thế nguồn. Các mạch cơ, mạch DAC, tầng ra analog, tầng ra digital... được tách biệt thành từng khối để tránh hiện tượng can nhiễu lẫn nhau. Thân máy cũng chia thành nhiều ngăn, nhiều lớp; các vỉ mạch thành phần tách rời nhau, hay bố trí chồng lên nhau thành các lớp. Những bó dây bên trong máy được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, không chồng chéo lên nhau; IC đều được bọc lớp chống nhiễu. Linh kiện (tụ, trở, diod) của các đầu đọc cao cấp là loại đặc chế cho audio.
Bộ giải mã DAC của đầu đọc cũng là một thông tin quan trọng giúp cho nhận biết chất lượng của đầu đọc. Một số giải mã được dân chơi âm thanh ưa chuộng như TDA 1541 (1541A, 1541AS1, 1541AS2), TDA1547, PCM63, PCM1702, PCM1704, AD1865, dCS ring DAC, SA7350... Các đầu đọc cao cấp thường lắp nhiều giải mã song song để nâng cao khả năng phân giải của đầu đọc. Tất nhiên ngoài bộ giải mã còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh; nhưng một đầu đọc hay không thể sử dụng bộ giải mã loại chất lượng thấp.
Bộ cơ của máy cũng là một dấu hiệu để nhận biết chất lượng. Một số bộ cơ nổi tiếng thường được sử dụng trong các đầu đọc CD như cơ CDM của hãng Philips, cơ chống rung VRDS của hãng TEAC, hay cơ cu-roa (belt) của hãng CEC.
Công nghệ số thay đổi không ngừng. Các đầu đọc CD hiện tại có các thông số kỹ thuật tốt hơn nhiều so với các đầu đọc thế hệ cũ. Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người chơi âm thanh sành sỏi vẫn thích dùng đồ second hand hơn là đồ "brand new".
Thông thường, các đầu đọc đời mới có khả năng đọc được nhiều định dạng đĩa, khả năng sửa lỗi tốt hơn, cập nhật nhiều kỹ thuật mới và có thêm nhiều chức năng, tiện ích. Song, các đầu đọc CD đời mới chất lượng cao thường rất đắt tiền, vượt ra ngoài tầm với của nhiều người; đặc biệt là ở thị trường Việt Nam khi phần lớn người chơi âm thanh có thu nhập thấp. Trong khi đó một chiếc đầu đọc CD đã qua sử dụng thì giá của nó sẽ giảm tương đối để vừa với khả năng đầu tư của nhiều người. Khá nhiều đầu đọc CD đời cũ đã thành danh trên thị trường, hiện vẫn chứng tỏ khả năng vượt trội về chất lượng so với đầu đọc đời mới có cùng tầm tiền.
Tất nhiên, chọn lựa đầu đọc cũ cũng chứa đựng nhiều rủi ro và bạn phải có một chút ít kiến thức để hạn chế những rủi ro đó. Đa phần căn bệnh của các đầu đọc đời cũ là mắt đọc bị yếu hoặc một số rất kén đĩa. Mua đầu đọc cũ cũng có nghĩa là phải chấp nhận một điều kiện bảo hành ở mức tối thiểu cùng những nguy cơ hỏng hóc cao do nó đã qua một thời gian sử dụng khá dài và trong phần lớn các trường hợp, các đầu đọc cũ đều có lai lịch không rõ ràng.
Công nghệ số tiếp tục có rất nhiều thay đổi trong tương lai. Vì vậy, khi đầu tư một khoản tiền đáng kể để sắm một chiếc đầu đọc CD, bạn phải nghĩ rằng sẽ có ngày phải thay thế hoặc nâng cấp nó. Một chiếc đầu đọc cao cấp sẽ đem lại cho bạn cảm giác hài lòng với nó trong một thời gian khá dài. Nhưng không phải ai cũng có khả năng sắm một chiếc đầu đọc đắt tiền. Bạn có thể xem xét một trong những phương án đầu tư sau:
Mua một chiếc đầu đọc có chất lượng và được nhiều người đánh giá tốt. Với những sản phẩm này, việc nhượng lại hoặc trao đổi sẽ dễ dàng hơn và bạn sẽ chỉ phải chịu một mức chiết khấu thấp vì thị trường dễ dàng chấp nhận những đầu đọc đã thành danh.
Mua một chiếc đầu đọc có bộ cơ tốt vì trong tương lai bạn có thể đầu tư tiếp cho bộ DAC rời và tận dụng đầu đọc này như một bộ cơ.
Chọn lựa một đầu đọc có khả năng nâng cấp bằng cách thay thế linh kiện, cải tạo lại nó để đạt tới chất lượng âm thanh tốt hơn. Trường hợp này đòi hỏi bạn phải có một chút hiểu biết về kỹ thuật.
theo số hóa.net
Bí quyết chọn loa tốt
Người nghe nhạc rock cần sức mạnh, dải tần thấp rộng và công suất bass của một hệ thống loa đứng mạnh mẽ. Mỗi cặp loa khác nhau có điểm mạnh và yếu khác nhau. Bằng cách phối hợp đặc tính của loa với sở thích cá nhân của mình, hệ thống của bạn sẽ có chất lượng âm thanh tốt nhất trong thể loại nhạc bạn thích nghe.
Không nên mua loa dựa trên thông số kỹ thuật.
Tuy có một số ngoại lệ, nhưng thông thường loa của những công ty chỉ sản xuất loa nhìn chung sẽ tốt hơn của những công ty làm nhiều thiết bị điện tử khác nhau.
Đừng mua loa chỉ dựa trên thông số kỹ thuật. Một số sản phẩm có thể có một chỉ số rất tốt nhưng lại bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng. Chất lượng của loa đòi hỏi một sự cân bằng giữa nhiều yếu tố, không thể phụ thộc vào những công nghệ "kỳ diệu" của các nhà sản xuất.
Thương hiệu cũng không hẳn đảm bảo chất lượng. Nhiều hãng sản xuất nổi tiếng 20 năm về trước giờ đã không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường nữa. Có những hãng khác mà mọi người cho rằng "tên tuổi" thực chất lại cho ra những sản phẩm khá tệ. Nguyên do có thể họ đã bị mua bởi những tập đoàn đa quốc gia và chỉ muốn vắt kiệt từng đồng tiền từ cái tên nổi tiếng đó. Hoặc cũng có thể là nhà sản xuất đã quên mất lý tưởng về chất lượng của mình mà chỉ còn biết sản xuất hàng loạt vì lợi nhuận.
Loa nhỏ cũng có thể cho âm thanh trong, ngọt và thật.
Có người tin rằng thùng loa càng to và càng có nhiều loa con thì càng tốt. Thực ra, ở cùng một giá tiền, nhiều lúc kích thước và con số loa con không liên quan gì tới chất lượng, thậm chí nhiều lúc trái ngược nhau. Một loa hai đường tiếng tốt chắc chắn sẽ hay hơn nhiều so với một loa cùng mức giá loại 4 đường tiếng to kềnh. Hai loa con loại tốt vẫn hơn hẳn 4 hay 5 loa con loại xoàng. Hơn nữa, thùng loa càng to, nếu không làm kỹ, càng khó tránh khỏi những rung động ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng âm thanh. Crossover của loa 4 đường tiếng sẽ đòi hỏi nhiều bộ phần khác nhau, trong khi loa 2 đường chỉ cần một ít linh kiện cao cấp. Kết quả, chiếc loa to có thể đem lại âm thanh khó nghe, trong khi loa nhỏ thì mang đầy nhạc tính.
Nếu cả hai bộ loa to/nhỏ kia được quảng cáo trên cùng một catalog và có cùng một mức giá, nhìn chung những loa to sẽ bán chạy gấp nhiều lần loa nhỏ. Bởi nhiều người vẫn quan niệm rằng thùng loa càng nhiều bộ phận càng tốt.
Tóm lại, bạn không nên khẳng định gì về một cặp loa cho tới khi bạn trực tiếp nghe nó.
Nghe thử loa trước khi mua là một việc quan trọng.
Đừng vội mua ngay bộ loa đầu tiên bạn nghe chỉ bởi vì cảm thấy nó hay, bởi bạn sẽ không thể gọi nó là hay nếu không đem so sánh nó với những đôi loa khác do chính bạn nghe thử.
Ngoài ra, bạn nên mang theo nhiều đĩa nhạc ưa thích của mình. Hãy nhớ rằng, người bán hàng có rất nhiều kế hoạch ngầm nhằm che giấu nhược điểm của đôi loa, bởi mục tiêu của họ là bán được sản phẩm. Hơn nữa, nếu chỉ nghe thử những đĩa "thuốc" (đĩa có chất lượng audiophile), thì chưa chắc với những đĩa không đạt tiêu chuẩn audiophile sẽ có chất lượng âm thanh tương xứng. Dù vậy, đĩa nhạc chất lượng cao vẫn là một cách tốt nhất để phát hiện ra các đặc tính âm nhạc nổi bật của loa. Bạn nên nghe thử bằng những đĩa nhạc mình hay nghe nhất, cũng như đem theo những đĩa thử nghiệm đã được chọn lựa kỹ để phô bày những khía cạnh của mọi đôi loa. Khi đang nghe thử bằng những đĩa nhạc mình hay nghe nhất, hãy quên chất lượng âm thanh đi mà tập trung vào việc cảm thấy mãn nguyện với âm thanh đó thế nào. Ngược lại, khi chuyển sang những đĩa thử nghiệm, hãy đánh giá thật kỹ chất lượng âm thanh.
Nên đến cửa hàng lúc vắng khách, khi đó, bạn có thể dành ít nhất một vài tiếng đồng hồ nghe thử. Một số loa mới nghe thì rất tuyệt, nhưng dần dần sẽ để lộ ra những điểm yếu của mình. Hơn nữa, đừng thử nghe quá hai bộ loa trong một lần đi "test". Chẳng hạn, nếu bạn phải chọn lựa giữa 3 bộ loa, hay nghe thử hai bộ đầu trong lần thứ nhất, chọn lấy một bộ bạn cho là tốt hơn rồi quay lại sau để so sánh nó với bộ thứ ba. Bạn có thể nghe bao nhiêu tùy thích (nhưng đừng nghe quá lâu) để đưa ra quyết định chính xác.
Loa kèn
Nên xem xét cả những thiết bị trong phòng nghe thử của cửa hàng, đảm bảo chúng ngang tầm với những thiết bị ở nhà mình. Tốt hơn hết là hãy đảm bảo sự tương đồng của các thông số kỹ thuật trước khi bạn thực hiện quá trình nghe thử.
Dĩ nhiên, nơi tốt nhất để test là tại gia vì không bị áp lực về thời gian và có thể lắng nghe đúng những gì bạn sẽ được nghe sau này. Nhưng không phải mọi người bán hàng đều cho phép mang loa về nhà. Nếu có thể, hãy chỉ mang về thử nghiệm những bộ loa mà bạn thực sự khó có thể đưa ra quyết định cuối cùng nhất.
Nếu bạn thử nghiệm một hệ thống loa đa kênh thông qua cả phim và nhạc, hãy chú trọng tới khả năng trình diễn âm nhạc của nó. Âm thanh trong phim ảnh (những hiệu ứng đặc biệt, tiếng nổ, tiếng va chạm...) rất dễ làm bạn nhầm lẫn. Đối với một hệ thống loa thì việc tái hiện âm thanh thực (giọng hát, tiếng violin, guitar mộc và các nhạc cụ khác) là khó khăn hơn rất nhiều. Việc xác định sắc độ và độ chính xác của âm thanh từ loa sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi bạn đã có trải nghiệm nghe thử âm thanh thực và so sánh.
Trích bài viết của Sóng âm thanh
Hãy nghe bằng chính đôi tai của bạn
Ampli đèn vận hành chủ yếu dựa vào nguyên lý hoạt động của bóng đèn, cụ thể là sự khuếch đại dòng tín hiệu khi qua linh kiện này.
Ampli đèn có những đặc tính âm thanh quý. Ảnh: madisound.
Được sáng chế năm 1906 bởi Lee De Forest,
ampli đèn là tiền thân của ampli bán dẫn thông dụng ngày nay. Vào thời
gian này, ampli đèn liên tục được phát triển và ứng dụng vào nhiều lĩnh
vực, trong đó có thể kể đến như truyền tải tín hiệu điện thoại, nghe
nhạc, vô tuyến truyền hình... Tuy nhiên, đến những năm 70 của thế kỷ
trước, cùng với sự phát triển nhanh chóng của bán dẫn silicon là những
bước tụt dốc của ngành công nghiệp chế tạo bóng đèn nói chung và ampli
đèn nói riêng. Ampli bán dẫn có lợi thế hơn hẳn về công suất, nhỏ gọn và
tiết kiệm hơn, bởi vậy là sự lựa chọn số một của rất nhiều người sử
dụng thời bấy giờ.
Tưởng chừng đã rơi vào quên lãng, tuy nhiên,
trong những năm trở lại đây, ampli đèn đang trở lại thị trường nghe nhạc
hi-fi bởi một số nhà sản xuất thiết bị âm thanh cao cấp và cộng đồng
người chơi thích tìm tòi, đam mê vẻ đẹp âm thanh đặc trưng từ ampli đèn.
Ampli
đèn vận hành chủ yếu dựa vào nguyên lý hoạt động của bóng đèn, cụ thể
là sự khuếch đại dòng tín hiệu khi qua linh kiện này. Tương tự với bóng
bán dẫn, bóng đèn chỉ cho dòng electron đi qua theo một chiều nhất định.
Điểm khác nhau là bóng đèn sử dụng kênh electron dài vài cm, đòi hỏi
nhiều năng lượng, trong khi bóng bán dẫn đưa các electron qua một kênh
có độ dài rất nhỏ, cần ít năng lượng hơn.
Giản đồ bóng đèn cấu tạo bóng đèn sử dụng trong ampli đèn.
Về cấu tạo, bóng sử dụng trong ampli đèn
gồm ba thành phần chính: catốt, anốt, và cực G được đặt trong một lớp vỏ
thủy tinh đã bơm không khí ra ngoài để đạt được trạng thái gần chân
không. Việc này giúp các bộ phận bên trong không bị oxi-hóa và tránh
hiện tượng cản trở dòng electron dịch chuyển từ catốt đến anốt, gây
nhiễu, thất thoát tín hiệu âm thanh.
Catốt là nơi electron được
bắn ra, năng lực phát xạ điện tử của bộ phận này được cường hóa bằng lớp
phủ bề mặt bằng nhiều loại hợp chất khác nhau. Anốt có nhiệm vụ thu
nhận các electron tự do nên có điện thế dương. Độ lớn của dòng điện được
truyền qua bóng đèn phụ thuộc vào độ chênh lệch điện áp catốt-anốt, lớp
phủ bề mặt catốt, diện tích bề mặt catốt-anốt. Khi hai yếu tố sau đã cố
định bởi thiết kế bóng đèn, độ lớn dòng chỉ còn phụ thuộc vào độ lệch
áp giữa catốt và anốt.
Cực G, hay còn gọi là cực điều khiển có
dạng lưới hoặc lò xo nằm giữa hai cực catốt và anốt. Cực này có điện áp
âm so với catốt nên các điện tử không bị hút vào đây.
Catốt nóng sáng khi ampli đèn hoạt động. Ảnh: Treedifiy.
Khi ampli đèn hoạt động, catốt được đốt
nóng đến một nhiệt độ nhất định, khiến cho động năng của electron thắng
lực liên kết kim loại, phát xạ ra khỏi bề mặt của catốt. Nhiệt độ này
vừa không quá bé để cung cấp đủ động năng cho electron, vừa không quá
lớn để electron bay quá mạnh, đập vào anốt và đàn hồi trở lại, hoặc bay
lệch quỹ đạo vì động năng điện tử lớn hơn cả lực hút anốt. Điện năng
ampli đèn sử dụng chủ yếu phục vụ cho quá trình cấp nhiệt cho catốt.
Hiệu suất chuyển đổi điện năng sang nhiệt năng không lớn, bởi vậy có khá
nhiều năng lượng lãng phí, thất thoát.
Cơ chế dịch chuyển
electron kể trên khiến cho dòng điện qua bóng đèn khá nhỏ, đòi hỏi loa
cần có độ nhạy cao, những sự thay đổi rất nhỏ cũng có thể cảm nhận được.
Thực tế vẫn có thể kết hợp hệ thống nhiều bóng đèn để tạo ra dòng lớn
hơn nhưng điều khiển sao cho đồng pha giữa các bóng và yếu tố chi phí là
những rào cản đáng kể.
Cực G được đặt vào một điện áp âm, không
kín mà có dạng lò xo hoặc dạng lưới nên ít cản trở dòng electron dịch
chuyển. Sở dĩ gọi là cực điều khiển bởi áp đặt trên cực G ảnh hưởng đến
sự chênh lệch điện áp giữa catốt và anốt, vì vậy độ lớn dòng điện chạy
từ catốt đến anốt lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điện áp của cực G âm ít hay
âm nhiều so với catốt.
Ampli sử dụng hai loại bóng đèn với chức năng khác nhau. Ảnh: Streed.
Các bóng đèn trong ampli được chia làm hai
loại, tương ứng với hai giai đoạn khác nhau: tiền khuếch đại âm tần và
khuếch đại âm tần.
Loại thứ nhất có tên bóng tiền khuếch, hay
bóng tín hiệu, thuộc giai đoạn tiền khuếch đại âm tần. Do tín hiệu đến
ampli đèn thường rất nhỏ, vì vậy giai đoạn này có tác dụng tăng dòng đủ
lớn để tiếp tục vào giai đoạn sau. Yêu cầu của tiền khuếch đại là phải
xử lý thật chính xác, tạp âm rất nhỏ bởi tạp âm này sẽ được gia tăng lên
rất lớn cùng tín hiệu âm thanh. Do vậy, các bóng tín hiệu thường được
bọc thêm bởi một lớp vật liệu chống nhiễu bên ngoài lớp vỏ thủy tinh.
Loại
thứ hai có tên bóng công suất, thuộc giai đoạn khuếch đại âm tần. Nếu
nói bóng đèn là linh hồn của ampli đèn thì bóng công suất là trái tim
của linh hồn đó. Bóng công suất là một trong những bộ phận có vai trò
quyết định đến chất lượng tín hiệu âm thanh qua ampli. Bộ phận này được
sử dụng để biến dòng tín hiệu âm thanh từ tiền khuếch đại đủ mạnh để cho
ra tải. Vì vậy, chất lượng bóng đèn công suất rất được các nhà sản xuất
và người chơi ampli đèn quan tâm. Đây cũng là linh kiện nhanh phải thay
thế trong quá trình sử dụng.
Một loại biến áp thông dụng. Ảnh: Audo.
Bóng công suất dù đã được chế tạo đặc biệt
để tạo ra dòng lớn nhưng rất ít trong số đó có khả năng cung cấp dòng đủ
mạnh cỡ ampe. Vì vậy, trong giai đoạn khuếch đại âm tần, tín hiệu sau
đó được đưa vào biến áp xuất âm để lấy áp và dòng phù hợp cho ra loa.
Một
ví dụ cụ thể, loa cần cho ra 4W, có trở kháng 8 ohm (mức trở kháng
thích hợp với loa dùng ampli đèn), dòng qua loa phải đạt 0,5A và điện áp
trên loa phải là 4V. Trong trường hợp này, biến áp xuất âm phải có áp
cuộn thứ cấp đặt vào loa đạt 4V, giả sử cuộn sơ cấp biến đổi điện áp 40V
nên hệ số giảm áp là 10. Vì vậy, hệ số tăng dòng là 10, dòng thứ cấp là
0,5A nên dòng sơ cấp là 0,05A hay 50mA, ở mức mà đèn công suất có thể
cho ra được. Việc này gọi là phối hợp trở kháng để lấy dòng và áp phù
hợp cho ra loa.
Theo haphielec
Mâm đĩa than Hanss T-60 giá 8.800 USD cùng cần đọc Graham Phantom II Supreme dài 23,5cm có giá 5.499 USD đang hợp thành giải pháp đọc đĩa than cao cấp.
![]() |
Mâm đĩa than Hanss T-60 trang bị cần đọc Graham Phantom II Supreme. Ảnh: Highendpalace. |
Cần đọc The Phantom đầu tiên ra đời từ những năm 2005 – 2006. Ba năm sau đó, The Phantom được nâng cấp thành The Phantom II. Phantom và Phantom II đã lập những kỷ lục về hiệu suất, chất lượng và sự hài lòng của người dùng. Nhà sản xuất Graham Engineering, Inc. (Mỹ) cho biết, khi Phantom được cải thiện, bất kỳ thay đổi nào cũng phải đáng kể và làm cho âm nhạc trở nên sâu sắc, chi tiết, tinh tế hơn.
![]() |
Cần đọc Graham Phantom II Supreme. Ảnh: Unitedhomeproducts. |
Những thay đổi chính trong thiết kế cần đọc Phantom II Supreme là tấm trượt nam châm cải thiện hệ thống ổn định hơn, hệ thống dây điện nội bộ mới giúp chuyển động của cần đọc tự do và chính xác, cần titan mới và một trục quay được nâng cấp.
Như ở tất cả các mô hình Phantom, nền tảng của Phantom II Supreme là hệ thống tấm trượt nam châm được cấp bằng sáng chế “Magneglide” tiếp tục được tinh chế với sáu ưu điểm chủ yếu gồm: cải thiện phương ổn định, dễ dàng điều chỉnh góc phương vị, cải thiện âm bass mở rộng, cải thiện hệ thống giảm xóc, đảm bảo đầu kim luôn tiếp xúc rãnh đĩa theo chiều dọc và chống trượt tốt.
![]() |
Rất nhiều công sức đã được đổ vào mâm đĩa than Hanss T-60. Ảnh: Vmaxservice. |
Rất nhiều công sức cũng đã được đổ vào thiết kế mâm đĩa than Hanss T-60 Turntable và cũng có rất nhiều công nghệ, kỹ thuật đã được sử dụng trong thiết kế đó, đủ để nó ấn tượng với giá 8.800 USD. Tên sản phẩm cho thấy nó có vẻ xuất xứ từ Đức nhưng thực sự thì Hanss lại là một thiết kế của Đan Mạch. Một công ty Đan Mạch đã thiết kế Hanss cho một công ty Hong Kong. Công ty này có các sản phẩm được lắp ráp tại Trung Quốc, từ các bộ phận được sản xuất tại Trung Quốc và các nơi khác.
T-60 là bản thứ hai của dòng mâm đĩa than lớn của Hanss, đòi hỏi một kệ sâu hoặc bàn kê có thể hỗ trợ tới 58,6 kg. Khung gầm của nó được làm từ nhôm mạ kẹp nhựa acrylic theo kiểu bánh kẹp sandwich, được thiết kế mang lại khả năng chống rung, triệt nhiễu. Mâm nặng đến 16 kg được làm từ nhôm mạ để tăng độ cứng. Hỗ trợ mâm là ba cột, trong đó có hai cột dùng để lắp đặt cần đọc. Các cột là những chân giảm xóc cộng hưởng, sử dụng đệm từ cung cấp hệ thống treo cô lập.
![]() |
Mâm đĩa than Hanss T-60 là một hệ thống cơ khí chính xác nặng đến 58,6kg. Ảnh: Positivefeedback. |
Bộ phận ổ trượt làm từ một loại gốm đồng ma sát thấp (sản xuất tại Đức) tựa lên vòng bi bằng thép không gỉ cùng đệm từ sử dụng trong các cột sẽ nâng toàn bộ khối lượng mâm đĩa. Núm điều chỉnh ở mặt dưới của chân cho phép điều chỉnh theo chiều dọc của bộ phận chịu lực để bộ phận này chỉ tiếp xúc với trục gốm.
Hệ thống dẫn động của mâm đĩa than khác thường nhờ vào 6 dây curoa bằng silicon phân bổ giữa hai động cơ AC đồng bộ (do Séc sản xuất), mỗi động cơ được đặt trong vỏ nhôm lớn được thiết kế để giảm rung xóc. Ý tưởng được áp dụng ở đây là dùng mô-men xoắn thấp để giảm rung động có thể có do giao tiếp giữa kim và rãnh đĩa. Việc đảm bảo mức căng thấp cho các dây curoa cũng là vì lý do đó.
Bộ điều khiển tốc độ Hanss SC-30 của T-60 giúp tái tạo và điều khiển tốc độ chính xác. Có hai tốc độ được cung cấp và điều chỉnh tốc độ là 33,33 và 45 vòng phút. Tốc độ vận hành hiển thị trên màn hình hiển thị LED trên chân thấp. Một khi tốc độ được thiết lập, không cần có điều chỉnh gì thêm.
![]() |
Gốc cần đọc Graham Phantom II Supreme cũng là một thiết bị cơ khí tinh vi. Ảnh: Grahamengineering. Theo sohoa.net |